[Nhân Vật] Tim Don - Dũng Cảm Không Phải Là Không Sợ Ngã, Mà Là Không Ngại Đứng Lên

Nam N. Phung
Đăng ngày 30/08/2020
861 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Dũng cảm thực sự là không phải là không sợ ngã, mà là không ngại đứng lên

Những ai từng tham gia cuộc thi Ironman chắc hẳn đã quá quen thuộc với cái tên Tim Don. Tháng 5/2017, anh đã lập kỷ lục thế giới trong giải đua Ironman với thành tích 7:40:23 ở Brazil (người giữ kỷ lục thế giới thứ 226 là Jan Frodeno, nhưng giải đua của Frodeno không do Ironman tổ chức).


Tim Don, người lập kỷ lục thế giới Ironman vào năm 2017 (Nguồn ảnh: Tim Don官網)

Hai ngày trước giải vô địch thế giới Ironman năm ngoái, Tim Don tràn đầy tự tin đến Kona, Hawaii để chuẩn bị cho trận đấu. Tuy nhiên, trong buổi tập xe đạp, anh đã bị một chiếc xe tải tông phải và gặp tai nạn nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết anh bị gãy cột sống cổ thứ 2. Điều may mắn là là gãy cột sống cổ thứ 2 nhìn chung không gây tổn thương đến dây thần kinh, Tim không bị liệt và vẫn có tri giác bình thường.

Hiện trường vụ tai nạn xe hơi (nguồn ảnh chụp màn hình: Youtube-Professional Triathlon)

Gãy cột sống cổ thứ hai hay còn gọi là gãy xương treo. Tử tù bị treo cổ chắc chắn sẽ bị chấn thương như vậy. Hiện nay nó chủ yếu xảy ra trong chấn thương thể thao và tai nạn giao thông, ví dụ như va quẹt vào tay lái trong lúc phanh gấp, hay hiện tượng (Whiplash) chấn thương giật cổ do đội mũ bảo hiểm, đều rất dễ dẫn đến gãy cột sống cổ thứ hai.

Hình minh họa của gãy xương treo cổ: vùng khoanh đỏ là xương cổ bị gãy do kéo căng và đè nén quá mức (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Bác sĩ nói với Tim rằng anh có ba lựa chọn: đeo nẹp cổ mềm thông thường, phẫu thuật hoặc HALO. Tim nói: "Nghe có vẻ ổn. Nhân tiện, bác sĩ, HALO là gì?" HALO là một giá đỡ 4 trụ hình tròn, trông giống như một công cụ tra tấn ở châu Âu vào thời Trung Cổ. Thực tế, khi sử dụng nó sẽ mang lại cảm giác tương tự. Giá đỡ HALO bao quanh đầu và bốn đinh hợp kim titan sẽ được đóng trực tiếp vào hộp sọ của bạn, đầu sẽ được cố định không thể cử động được, nhằm giúp xương có thể lành lại một cách nhanh chóng. Đây là cách đau nhất, khó chịu nhất, ít người sử dụng nhất nhưng cũng là cách hiệu quả nhất. Nhưng Tim không còn lựa chọn nào khác, phải bình phục càng sớm càng tốt và quay trở lại đấu trường, vì vậy anh đã chọn HALO.

Đây là kẹp Halo khi sử dụng (Nguồn ảnh: Tim Don官網)


Ngay trong đêm lắp giá HALO, sau khi thuốc mê hết hiệu lực, Tim đau đớn tột cùng. Trong suốt hai tuần, mọi việc đi lại, sinh hoạt của anh đều được mọi người chăm sóc. Sau ba tuần, khi cơ thể đã thích nghi, hoặc có thể do triệu chứng đã thuyên giảm, HALO dường như không gây nên nhiều đau đớn khi sử dụng, và cuộc sống của Tim bắt đầu trở lại quỹ đạo. Mặc dù tất nhiên đầu của Tim vẫn chưa thể quay, nhưng từ từ anh có thể bắt đầu hoạt động tự do.

 Bốn chiếc đinh titan được cố định trực tiếp trên hộp sọ (Nguồn ảnh: Youtube-OnRunning

Điều đầu tiên Tim nghĩ đến là anh ấy muốn chuẩn bị cho sự trở lại của mình ngay lập tức, và không thể lãng phí một giây phút nào. Bạn đồng hành tập luyện PAT của anh ấy nhớ lại: “Thật ngạc nhiên khi thấy Tim xuất hiện trong phòng gym vào tháng 12. Anh ấy thậm chí còn có vẻ rất phấn khích.” Tất nhiên, tập luyện với HALO chắc chắn không phải là điều hạnh phúc, ngay cả bản thân Tim cũng nhiều lần hoài nghi: Tôi có thực sự có cần phải kiên quyết như thế này không? Hay sẽ tốt hơn nếu đợi sau khi tháo HALO ra rồi mới bắt đầu tập luyện? Tuy nhiên bản thân Tim biết rằng điều anh ấy thực sự muốn là: ngay sau khi tháo bỏ HALO, anh ấy sẽ mang giày chạy bộ vào và luyện tập ngay lập tức. Vì vậy, Tim không được đợi cho đến khi HALO được tháo rồi mới bắt đầu tập luyện.

Bạn có ngạc nhiên không nếu bạn nhìn thấy một người nào đó đeo nẹp Halo trong phòng tập? (Nguồn ảnh:Youtube-OnRunning)

Những thử thách trong vài tháng qua đối với Tim có lẽ khó hơn cả việc lập kỷ lục thế giới Ironman. Tim không muốn sự nghiệp của mình bị gián đoạn. Ba môn phối hợp là điều anh ấy yêu thích nhất, am hiểu nhất và làm tốt nhất. Trong thế giới của các cầu thủ chuyên nghiệp, thành tích là tất cả. Không ai muốn tài trợ cho một vận động viên có thể chịu đựng đau đớn nhất. Vì vậy, anh ấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dốc toàn lực. Anh ấy phải bình phục hoàn toàn và đứng ở vạch xuất phát trở lại!

Trong thời gian đeo nẹp Halo, Tim đã cố gắng hết sức để cơ bắp không bị sụt quá nhiều. Tuy nhiên, cổ của anh đã hoàn toàn bất động trong ba tháng, và cơ thể không chỉ mất đi sức mạnh cơ bắp, mà còn mất rất nhiều khả năng giữ thăng bằng và phối hợp. Hãy tưởng tượng sẽ khó chịu như thế nào khi bạn đã quen xoay người để nhìn sang bên phải thì đột nhiên không thể thực hiện được nữa.

 Nếu cổ không được linh hoạt, nhiều thứ sẽ không được thực hiện suôn sẻ (nguồn ảnh: Youtube-OnRunning)

Khó khăn còn nhân lên gấp bội sau khi tháo nẹp HALO. Tất cả các khả năng của cơ thể đều phải rèn luyện lại, cổ tuy cử động được nhưng độ linh hoạt không còn như trước, và rất dễ đau nhức. Những hành động đơn giản như thức dậy vào buổi sáng có thể khiến Tim đau như chết đi sống lại. Tệ hại hơn nữa là bơi trong 3 môn phối hợp, cổ không thể xoay được đúng góc để lấy hơi. Vì vậy, dù xuống nước được nhưng Tim chỉ có thể bơi ngửa, hoặc tập các động tác cơ bản như đá chân. Khi bơi Tim phải đeo mặt nạ và ống thở.

Vết thương cuối cùng cũng có thể lành lại (nguồn ảnh: Youtube-OnRunning

Khi những người khác nhìn thấy Tim cởi bỏ nẹp, họ có thể nghĩ rằng anh ấy đã có thể trở lại tập luyện bình thường. Nhưng trên thực tế, số giờ tập luyện của anh ấy trong một tuần ít hơn một nửa so với trước đó, và tình trạng đau nhức sau mỗi lần tập luyện không phải là điều mà hầu hết mọi người có thể tưởng tượng. Tim biết thời gian không chờ đợi ai, anh ấy đã ở tuổi 40. Dù không chấn thương thì sự nghiệp của anh ấy có lẽ chỉ còn hai, ba năm nữa. Bây giờ thời gian dành cho cơ thể phục hồi đã bị trừ đi, Tim không còn nhiều chọn lựa. Tim nói về quá trình tập luyện trong giai đoạn này, nó giống như một con dao được giữ ở phía sau cơ thể, bạn phải dùng dao để ép mình về phía trước, nhưng không thể tự làm mình bị thương quá sâu. Khi chúng ta cần sự kiên nhẫn, thời gian luôn là thứ không bao giờ đủ.

Bạn có thể tưởng tượng nhà vô địch Thế giới Iron man thậm chí còn không thể thực hiện một hành động đơn giản như vậy ... (Nguồn ảnh: Youtube-OnRunning

Tim biết mình sẽ không thể tham gia ba môn phối hợp trong một thời gian ngắn, vì vậy anh nhắc với bản thân rằng anh luôn muốn tham gia chạy marathon. Bây giờ quyết tâm chạy marathon đã được thực hiện, đối với một nhà vô địch Ironman thế giới, sự kiện đầu tiên đánh dấu sự trở lại còn gì thích hợp hơn cuộc thi Marathon Boston? Điểm full marathon của Tim trong cuộc thi ba môn phối hợp là khoảng 2:40. Anh ấy nghĩ, “Có lẽ mình có thể chạy 2:50?” Không ngạc nhiên khi mọi người xung quanh đều nghĩ anh ấy bị điên.

Kể từ sau vụ tai nạn, Tim luôn sống rất tích cực và lạc quan, nhưng sau khi chiếc khung Halo bị tháo bỏ, cảm xúc tiêu cực tiếp tục dâng trào. Khi đeo nẹp chỉ cần tập trung phục hồi chức năng cột sống cổ, ai cũng biết việc này chỉ mất ba tháng. Nhưng sau khi HALO bị loại bỏ, Tim biết chặng đường hồi phục còn dài và khó khăn như thế nào, đối thủ trước đó đã bắt đầu đợt tập huấn hoặc thi đấu mới, và anh ấy hiện tại không thể đến đó. Vì vậy, anh cần tham dự Boston Marathon như một cột mốc đầu tiên trên con đường dài hồi phục.

Người chơi duy nhất vắng mặt trong Giải vô địch Ironman Thế giới Kona 2017 (Nguồn ảnh: Youtube-OnRunning

Đối với Tim, vạch xuất phát của cuộc thi Marathon Boston cũng là vạch đích của vụ tai nạn này. Tất cả những khó khăn và đau đớn trong quá khứ, trải nghiệm khủng khiếp khi đeo Halo, và sự ngoan cố buộc bản thân phải đứng trên bục tập luyện sẽ kết thúc khi trọng tài bắt đầu nổ súng. Miễn là khi anh ấy có thể hoàn thành cuộc đua trong ba giờ ngày hôm nay, Tim biết rằng anh ấy có cơ hội để trở lại Kona và tiếp tục chức vô địch thế giới đã không thể tham dự từ năm 2017.

Khi băng qua vạch đích, Tim nhìn đồng hồ. Thời gian là 2:49:42, anh liếc nhìn lại vạch đích và tự nhủ: "Tạm biệt chiếc cổ gãy, Xin chào Kona!"

Chỉ sau sáu tháng, Tim đã có thể đứng dậy (Nguồn ảnh: TRI247)


Phim tài liệu The Man with the Halo (nguồn ảnh: Youtube-OnRunning)


[Nguồn bài viết: Running Biji]